Gỗ ghép là gì? Cấu tạo? Ưu, nhược điểm của gỗ ghép?


Khái niệm: Gỗ ghép là gì ?

Hình ảnh có liên quan
Gỗ ghép (hay còn được gọi là gỗ ghép thanh) sản xuất từ loại chất liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ này đều được trải qua quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp nghiêm ngặt và hiện đại để loại bỏ được các thành tố làm hại đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó gỗ này sẽ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn và thành phẩm được tạo nên sẽ là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Cấu tạo của gỗ ghép 

Gỗ ghép như đã giới thiệu ở trên sẽ được lấy từ nguyên liệu chính là những thanh gỗ tự nhiên có nhiều kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên được thành phẩm là gỗ ghép công nghiệp (gỗ ghép thanh).
Kết quả hình ảnh cho gỗ ghép là gì
Các loại gỗ để tạo nên sản phẩm gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ.
Hình ảnh có liên quan
Với những thanh gỗ nhỏ như gỗ xoan, gỗ cao su, gỗ quế, gỗ keo, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ trẩu thường sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành các tấm. Các tấm gỗ ghép sẽ có độ dày khoảng 12mm hoặc 18mm. Bên cạnh đó, để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

Ưu điểm của gỗ ghép công nghiệp

Hình ảnh có liên quan
📌 vĐa dạng về mẫu mã với bề mặt gỗ đã được xử lý tốt nên màu bền, khả năng chịu xước và chịu va đập tốt.
📌 Không bị mối mọt, cong vênh như nhiều loại gỗ khác
📌 Tiết kiệm kinh tế: Giá thành của sản phẩm gỗ ghép thanh sẽ thấp hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.
📌 Độ bền cao: Loại gỗ này không hề thua kém về độ bền so với sản phẩm gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như bạn chọn được cho mình các đơn vị, nhà máy sản xuất sử dụng các loại keo dán đảm bảo chất lượng.
📌 Vật liệu chủ yếu được lấy từ rừng trồng nên có thể giải quyết được vấn đề cạn kiệt của gỗ tự nhiên.

Hạn chế của gỗ ghép

Kết quả hình ảnh cho gỗ ghép là gì
Khó có thể đồng bộ được về màu sắc và đường vân trong cùng một tấm gỗ là nhược điểm lớn của sản phẩm gỗ ghép thanh.

Quy trình sản xuất ra gỗ ghép

Bước 1: Sơ chế
Các loại gỗ sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn sơ chế bằng hệ thống máy, chia nhỏ gỗ thành những thanh theo đúng tiêu chuẩn.
Kết quả hình ảnh cho gỗ ghép là gì
Bước 2: Tẩm sấy
Sau đó gỗ sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo là tẩm sấy để có thể loại bỏ một số thành tố gây hại như nấm mốc, mối mọt.
Bước 3: Ép gỗ, xử lý gỗ
Dùng máy ép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo kiểu ghép đã được cài đặt mặc định trước (có 4 kiểu ghép như ở trên).
Đối với ngành công nghiệp ghép gỗ hiện nay thì có đến 4 cách ghép gỗ với nhau:
- Ghép gỗ song song:
- Ghép mặt
​- Ghép cạnh
- Ghép giác
Bước 4: Dán các tấm vào với nhau
- Công đoạn ghép với nhau thành tấm lớn, xử lý bằng khô keo để có thể làm tăng độ kết dính.
- Đưa gỗ vào máy chà nhám để có thể làm nhẵn bề mặt.
- Gia công tạo sản phẩm hoàn thiện (phủ veneer, laminate hoặc phủ sơn hoàn thiện.
Kết quả hình ảnh cho gỗ ghép là gì

Như vậy chúng tôi vừa mang đến cho các bạn một số thông tin hữu ích về gỗ ghép (gỗ ghép thanh). Mong rằng với một số đặc tính và ưu điểm vượt trội mà chúng tôi đã nêu ra sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn chắc chắn về loại vật liệu để trang trí trong tổ ấm tương lai của mình nhé !





Nhận xét